TRẢI NGHIỆM GIẢI PHÁP MÔ PHỎNG NHÀ MÁY CỦA TÂN CỬ NHÂN ĐẠI HỌC OAKLAND

Hình ảnh của hai nhà phát triển phần mềm đang ngồi trước máy tính, họ đang nhìn các mã code trên màn hình và nghĩ cách thực hiện nhiệm vụ của họ

Tháng 11 năm 2020, Wall Street Journal đã đề cập câu chuyện về quan hệ đối tác giữa Đại học Oakland và Siemens. Tổng kết nhu cầu hợp tác giữa ngành công nghiệp và học viện, John D. Stoll báo cáo, “Khi ngân sách của các trường đại học bị thắt chặt và gánh nặng về nợ của sinh viên ngày càng tăng lên, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và trường học càng được thúc đẩy mạnh mẽ”. Đây là một tin đáng mừng vì nó vô cùng hữu ích không những cho việc học trên lớp mà còn cho sự nghiệp sau này của sinh viên.

Ryan Schoettle, sinh viên tốt nghiệp năm 2019 của Đại học Oakland, hiện là kỹ sư công nghiệp số hóa tại Brose North America Inc, người sử dụng các kỹ năng Công nghiệp 4.0 mỗi ngày. Những kỹ năng này đã khiến anh ấy trở nên nổi bật trong ngành và được bồi dưỡng thông qua sự liên kết giữa ngành công nghiệp và sinh viện. Là một chuyên gia kỹ thuật chuyên mô phỏng khu vực với chuyên môn về mô phỏng nhà máy của Siemens, Schoettle đã tận dụng kiến thức lý thuyết và trải nghiệm thực tế của mình để hỗ trợ công ty ngày một lớn mạnh.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Bang Michigan với bằng giảng dạy toán, Schoettle trở lại trường để thực hiện niềm đam mê của mình với bộ môn kỹ thuật. Ông bị thu hút bởi chương trình công nghiệp và hệ thống kỹ thuật của Đại học Oakland vì nó tập trung vào đổi mới. “Điều này thực sự thú vị đối với tôi bởi vì nó xoay quanh hiệu quả và cải thiện đời sống nhân dân. Làm cho mọi thứ dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.”

Khoa Kỹ thuật hệ thống và Công nghiệp của Đại học Oakland (ISE) đã tham gia chương trình đối tác học thuật toàn cầu của Siemens vào năm 2009. Thông qua chương trình, khoa đã nhận được danh mục các giải pháp sản xuất kỹ thuật số của Tecnomatix® (bao gồm giải pháp mô phỏng nhà máy, phần mềm Jack ™ và giải pháp mô phỏng quy trình) và các công cụ phần mềm Teamcenter ™, cũng như đào tạo và hỗ trợ. Chủ đề là quản lý vòng đời sản phẩm (PLM), vì vậy những công cụ này hoàn toàn phù hợp với các khóa học hiện có.

Trong thời gian học tại Đại học Oakland, Schoettle được giới thiệu phần mềm Plant Simulation của Siemens. Anh ấy thích tìm hiểu thêm và quan tâm đến tất cả các khả năng mô phỏng. Làm việc với giảng viên Đại học Oakland, Schoettle thậm chí có thể đáp ứng một số yêu cầu tốt nghiệp bằng cách thực hiện một nghiên cứu độc lập kéo dài một học kỳ tập trung vào Plant Simulation. Sau vài tháng đầu tiên tự làm quen với phần mềm với sự trợ giúp của các giáo sư cũng như các blog và diễn đàn cộng đồng trực tuyến của Siemens, Schoettle đã có thể đưa những kỹ năng mới này vào một dự án tiềm năng lâu dài.

Anh ấy đã kết thúc dự án cuối cùng của mình bằng cách đưa ra 5 ví dụ cụ thể về cách sử dụng Plant Simulation và cách các mô hình khác nhau được biểu diễn bằng cách sử dụng bản sao kỹ thuật số. Công việc ấy đã tạo ra một danh mục học tập để các giáo sư áp dụng với các sinh viên tương lai nhằm giúp họ dễ hiểu và minh họa các khả năng của phần mềm.

Sau khi thực tập tại Brose, Schoettle đã nhận một vị trí làm việc tại công ty với tư cách là kỹ sư công nghiệp số hóa. Có kinh nghiệm với Plant Simulation từ Đại học Oakland, anh ấy có thể cung cấp cho cấp trên của mình những hiểu biết có giá trị về việc sử dụng phần mềm này. Siemens đã mở rộng thời gian chạy thử cho công ty và Schoettle trở thành người dùng chính duy nhất của Brose trên toàn thế giới. Sau khi thực hiện một vài dự án tiết kiệm hàng nghìn đô la và tăng hiệu quả, công ty quyết định xin giấy phép dài hạn. “Bởi vì phần mềm Plant Simulation mạnh mẽ và linh hoạt như thế, tôi đã thuyết phục công ty ngoài giấy phép thử nghiệm thì hãy mua giấy phép dài hạn để sử dụng. Kết quả là chúng tôi đã sử dụng phần mềm ấy hơn hai năm nay.”

Những năm gần đây, đại dịch COVID-19 càng khiến công việc của Schoettle trở nên bận rộn. Trong một năm kinh doanh đầy khó khăn thách thức, phần mềm mô phỏng cung cấp cái nhìn sâu sắc, góp phần tiết kiệm chi phí đáng kể cho các công ty. “Mô phỏng thực sự hữu ích với chúng tôi. Bằng chứng là giảm thiểu rủi ro tổng thể của doanh nghiêp rất nhiều.” Hiểu được giá trị của bản sao kỹ thuật số, Schoettle đã có thể cứu hàng nghìn công ty của mình. Mục tiêu của ông cho năm 2021 bao gồm làm việc với các nhà lãnh đạo công ty để xác định văn hóa mô phỏng toàn bộ phận.

Khi được hỏi về lời khuyên của anh ấy dành cho các kỹ sư khác đang có ý định vào ngành, Schoettle nói: “Nếu bạn là một người làm việc tự do và thích tự học phần mềm mô phỏng, tôi khuyên bạn nên xem cộng đồng PLM. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho hầu hết mọi câu hỏi của mình và nếu không, bạn có thể đăng câu hỏi của mình [trên các diễn đàn] và tôi sẽ nhận được câu trả lời trong vòng 20 phút bởi các chuyên gia. Thật không thể tin được là có bao nhiêu sự tham gia trong cộng đồng đó.”

Nguồn: Siemens

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *