Cac-quy-tac-chung-de-cung-cap-mot-ban-sao-ky-thuat-so-toan-dien

Bản sao kỹ thuật số không còn là một khái niệm xa lạ. Trên thực tế, các công ty đã và đang tạo ra các “bản sao”, “mô hình” và “nguyên mẫu” cho các vi mạch (IC) kể từ ngày vật liệu bán dẫn ra đời. Với tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số ngày càng nhanh, một bản sao kỹ thuật số toàn diện có thể giúp nắm bắt và dự đoán các đặc tính hoạt động của bản thực tế tương ứng.

Một bản sao kỹ thuật số toàn diện có thể kết hợp khả năng mô phỏng đa vật lý, phân tích dữ liệu và học máy để chứng minh tác động của các thay đổi thiết kế và các biến số khác. Việc sử dụng nhiều phần mềm khác nhau vô tình làm tăng độ phức tạp của việc thiết kế các sản phẩm mới. Do đó, việc tích hợp thiết kế cơ khí, hệ thống điện và điện tử, phần mềm và mô phỏng đa vật lý giúp tạo ra một bản sao kỹ thuật số toàn diện.

Hiện tại là thời điểm để các doanh nghiệp sở hữu công nghệ sản xuất trong thiết kế vi mạch tận dụng các lợi thế có trong hệ thống và hệ sinh thái này. Điều này sẽ mang lại cơ hội giúp các công ty nhận ra những lợi ích của bản sao kỹ thuật số toàn diện và đa ngành.

Cung cấp một bản sao kỹ thuật số toàn diện

Các công ty bán dẫn và các công ty phần mềm EDA thường dừng lại ở hệ thống vi mạch khi đề cập đến bản sao kỹ thuật số. Tuy nhiên, trong các ngành như ô tô, các giải pháp EDA của Siemens cho phép các OEM và các nhà cung cấp xác minh các thiết kế vi mạch ô tô và xác thực phần mềm liên quan trong các tình huống lái xe ảo trước khi đưa silicon và phần còn lại của hệ thống vào sản xuất.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy hệ thống (system-of-systems mindset), rất nhiều công ty hệ thống đang chuyển sang sử dụng kỹ thuật hệ thống dựa trên mô hình (MBSE). Trong đó, các hệ thống con từ các lĩnh vực điện, cơ khí và phần mềm đều được mô hình hóa chức năng và kết hợp với nhau trong một bản sao kỹ thuật số toàn diện tại một cấp độ kiến trúc hệ thống trước khi đi vào thiết kế.

Bản sao kỹ thuật số toàn diện cho phép các kỹ sư làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau bắt đầu từ cấp độ chức năng sớm hơn trong chu kỳ thiết kế. Vì những đánh đổi này có thể ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nên việc cân bằng càng sớm sẽ càng hạn chế việc thay đổi tốn kém sau này trong vòng đời sản phẩm. Siemens EDA là một phần của Siemens Xcelerator, chúng tôi cung cấp danh mục đầu tư giúp phá vỡ các rào cản giữa các lĩnh vực thiết kế điện tử, cơ khí và phần mềm cho phép khách hàng sử dụng phương pháp luận vòng kín (closed loop methodology). Chẳng hạn như phương pháp kỹ thuật hệ thống dựa trên mô hình với các bản sao kỹ thuật số. Điều này cho phép khách hàng thiết kế, xác minh và kiểm tra toàn bộ hệ thống trong thế giới ảo một cách tổng thể hơn trước khi tiến hành sản xuất. Với embedded analytics, chúng tôi cho phép khách hàng theo dõi tình trạng của các vi mạch và hệ thống mà các vi mạch đó vận hành để thực hiện những công việc như bảo trì dự phòng và phát triển các sản phẩm thế hệ tiếp theo tốt hơn, nhanh hơn.

Hướng đến tương lai kỹ thuật số

Chúng ta đang sống trong thời đại mà tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số không ngừng tăng. Trong nhiều thập kỷ, rất nhiều công ty trong lĩnh vực công nghệ đã làm việc liên tục để đưa ra thị trường những cải tiến điện tử mới và vượt trội hơn. Điều này đang thay đổi mọi hoạt động trong cuộc sống của chúng ta.

Siemens EDA là phần mềm riêng biệt giúp các công ty tăng tốc phát triển trong quá trình chuyển đổi số và tạo ra các sản phẩm thông minh hơn trong tương lai.

Nguồn: Siemens

コメントを残す

メールアドレスが公開されることはありません。 が付いている欄は必須項目です