CÙNG SOLID EDGE VƯỢT QUA 3 THỬ THÁCH CHÍNH TRONG MÔ HÌNH LẮP RÁP PHỨC TẠP

Assembly modeling (Mô hình hóa lắp ráp) là một công nghệ và phương pháp được sử dụng bởi hệ thống phần mềm trực quan hóa sản phẩm và thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD) để xử lý nhiều tệp đại diện cho các chi tiết trong một sản phẩm. Các thành phần trong một chi tiết lắp ráp được biểu diễn dưới dạng mô hình bề mặt hoặc mô hình rắn.

Làm thế nào để bạn tạo ra các thiết kế sản phẩm ngày càng phức tạp trong thời gian ngắn hơn, đồng thời vẫn đảm bảo lợi thế cạnh tranh và thị phần? Chúng tôi nhận thấy rằng những thách thức quan trọng nhất về mô hình lắp ráp tiên tiến gồm 3 loại chính: hiệu suất, khả năng sử dụng, năng suất. Các kỹ sư cần có khả năng giải quyết từng thách thức này để xây dựng và trực quan hoá thiết kế sản phẩm của họ một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Xu hướng phát triển chi tiết lắp ráp lớn và phức tạp

Các thiết kế cơ khí đang thay đổi nhanh chóng. Những tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất và nhu cầu về tính thẩm mỹ ngày càng cao đang khiến độ phức tạp của sản phẩm tăng lên với tốc độ chưa từng có. Nhiều công ty không thể ứng phó với sự phức tạp ngày càng tăng này vì các công nghệ thiết kế hiện tại của họ không còn phù hợp với tốc độ đổi mới. Dưới những ràng buộc về việc thu hẹp vòng đời sản phẩm và ngân sách dự án, các kỹ sư cần được trang bị các công cụ và công nghệ phù hợp để tạo ra các sản phẩm phức tạp và duy trì hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Một yếu tố thúc đẩy nhu cầu tạo ra mô hình lắp ráp tiên tiến hơn chính là kích thước và độ phức tạp của các sản phẩm ngày càng tăng. Đây chỉ là một trong nhiều yếu tố bạn cần lưu ý.

Trong Ebook mới nhất của chúng tôi, Giải quyết ba thách thức chính của việc mô hình hóa các chi tiết lắp ráp phức tạp, chúng tôi hướng đến một số xu hướng đang thúc đẩy các công ty theo đuổi khả năng mô hình hóa lắp ráp tiên tiến và các giải pháp công nghệ để tăng năng suất, giảm chi phí và đẩy nhanh thời gian đưa ra thị trường.

Giải quyết ba thách thức chính của việc mô hình hóa chi tiết lắp ráp phức tạp

Làm thế nào để các nhà sản xuất tạo ra các thiết kế sản phẩm ngày càng phức tạp nhanh hơn? Trong sách đi này, chúng tôi xem xét các xu hướng liên ngành đang thúc đẩy các công ty theo đuổi khả năng tạo mô hình lắp ráp ngày càng nâng cao, những thách thức chính của việc tạo mô hình lắp ráp phức tạp và cách vượt qua những thách thức này bằng công nghệ và công cụ hiện đại.

Tải Ebook tại đây.

Giải quyết các thách thức lắp ráp với Solid Edge

Phần mềm Solid Edge® của Siemens giải quyết các yêu cầu của mô hình lắp ráp phức tạp, cung cấp các khả năng nâng cao để đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm hiện nay.

Sử dụng Solid Edge, các kỹ sư có thể tạo mô hình kỹ thuật số hoàn chỉnh bao gồm tất cả các chi tiết cần thiết cho việc lắp ráp. Phần mềm cho phép bạn tạo ra các thiết kế chính xác hơn thông qua phân tích, giảm sự phụ thuộc vào các nguyên mẫu vật lý đắt tiền. Thậm chí, Solid Edge có thể xử lý các chi tiết lắp ráp lớn. Điều này tối ưu hóa việc tính toán cần thiết bằng cách chỉ cần kích hoạt các chi tiết có liên quan nhất. Solid Edge thực hiện điều này với sự thông minh; nó nắm bắt và bổ sung các đặc tính cơ học và vật lý để phản ánh chính xác thế giới thực. Điều này cung cấp quy trình thiết kế linh hoạt để tạo cấu trúc sản phẩm và cho phép các kỹ sư kết hợp liền mạch thế giới 2D với 3D. Cuối cùng, phiên bản tiêu chuẩn hóa và theo dõi trạng thái mang đến cho các kỹ sư một cái nhìn tổng thể về các mô hình lắp ráp, cung cấp mức độ chính xác và hiệu suất cần thiết cho các sản phẩm tiên tiến và sáng tạo nhất.

Solid Edge cho phép các công ty cung cấp các thiết kế sản phẩm ngày càng phức tạp trong thời gian ngắn hơn, cho phép họ duy trì lợi thế cạnh tranh và giành thị phần bằng cách đơn giản hóa các cụm lắp ráp và sử dụng điều hướng chỉ dành cho cấu trúc kết hợp với tạo bản vẽ nhanh chóng. Kết quả là, các kỹ sư có thể tạo mô hình kỹ thuật số kích thước đầy đủ mà không tốn nhiều thời gian hoặc chi phí như khi dựa vào các nguyên mẫu vật lý.

Nguồn: Siemens

コメントを残す

メールアドレスが公開されることはありません。 が付いている欄は必須項目です