Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Vấn đề của những cuộc cách mạng công nghiệp là bạn không thể dự đoán được chúng cho đến khi chính bạn đang ở giữa nó. Và khi một cuộc cách mạng như thế nhấn chìm bạn, toàn bộ xã hội thay đổi mạnh mẽ đến mức bạn không còn nhớ rõ cuộc sống trước kia đã diễn ra như thế nào.

Và đây là thời điểm con người đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4, mà hầu hết chúng ta không nhận thức được rằng giai đoạn 2 và 3 đã xảy ra trước đây rồi. Và rồi chỉ một chút mất cảnh giác thì cuộc cách mạng thứ 4 đã lén lút len lỏi vào cuộc sống. Không có một ngành công nghệ đơn lẻ nào có thể xác định thời gian những cuộc cách mạng công nghiệp như thế xảy ra – mà nó chỉ xảy ra khi đạt đến đỉnh cao hội tụ nhiều ngành công nghệ, khi tất cả xuất hiện tại cùng một thời điểm.

Hãy thử lấy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất làm ví dụ.

Một con thoi sẽ chẳng là gì khi tồn tại riêng lẻ, nhưng khi được kết hợp với máy kéo sợi (và sau đó, là máy kéo sợi chạy bằng sức nước), nó đã giúp ngành công nghiệp dệt cắt giảm nhân lực và tăng sản lượng hàng hóa lên gấp 50 lần. Kết quả là nhóm người bảo thủ, chống đối máy móc với vũ khí trang bị là đinh ba, yêu cầu phải dừng lại sự phát triển này và nên trở lại với chuỗi ngày xưa cũ tươi đẹp của đói nghèo ê chề và tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh.

Nghe có vẻ quen thuộc? Hẳn là như thế. Cùng với sự gia tăng năng suất và sự cắt giảm nhân lực, mỗi cuộc cách mạng thường mang đến một làn sóng phản đối từ những người bảo vệ lối sống cũ, bởi họ lo lắng về cuộc sống sinh nhai của chính mình. Điều này đã xảy ra với các xưởng dệt may ở thế kỷ 18, chuyện xảy ra vào buổi bình minh của ngành công nghiệp chế tạo ô tô (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2), và giờ đây đang xảy ra trong thời đại của công nghệ in 3D và xe tự lái.

Hình: Cánh tay robot được lấy cảm hứng từ Deus Ex (Nguồn: Open Bionics)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là sự cơ giới hóa công nghiệp thông qua nước và hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 là sự phát triển của các máy công cụ, dẫn đến sản xuất công nghiệp với quy mô lớn hơn. Còn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, bắt đầu vào những năm 1980, là Cuộc cách mạng kỹ thuật số và vẫn đang diễn ra.

Cuộc cách mạng này lát đường cho Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4, nhờ vào sự gia tăng sức mạnh bộ xử lý máy tính và tỷ lệ gia tăng quá trình phát triển công nghệ tạo nên bởi khả năng tính toán ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Theo giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (The World Economic Forum), cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ kết hợp AI, tin học thông dụng, sinh học tồng hợp, hệ thống không người lái, và công nghiệp sản xuất đắp dần (AM).

Nhờ đó, cho phép sự kết hợp giữa các hệ thống vật lý, kỹ thuật hóa và sinh học thay đổi cả thế giới theo cách không thể tưởng tượng được. Schwab đã là một chuyên gia hàng đầu trong vấn đề này gần 40 năm. Ông đã xuất bản cuốn sách với tựa đề The Fourth Industrial Revolution – Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Trong cuốn sách này, ông nói về những lợi ích cũng như những rủi ro mà chúng ta có thể đối mặt khi bước vào giai đoạn khác của sự phát triển công nghệ nhanh chóng.

Nhưng liệu ông đã đúng khi sử dụng cụm từ “Cách mạng công nghiệp 4.0?” Với tất cả thảo luận về những “đứa trẻ thiết kế sẵn” và những nhân vật nửa người nửa máy, phải chăng đã quá sớm để ông gọi tên một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Vì, tôi không nhìn thấy quá nhiều cỗ máy như vậy đi bộ trên những con đường tôi đi qua.

Thuật ngữ “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã manh nha xuất hiện từ buổi bình minh của thời đại nguyên tử. Schwab có quá muộn không? Liệu chúng ta có đã và đang nằm trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ 5 mà chính Schwab đã không hề nhận ra?

Trong phần giới thiệu của cuốn sách, Schwab đưa ra 3 yếu tố như là chứng cứ cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 (hay có khi là thứ 5) đang diễn ra. Chúng bao gồm:

  • Tốc độ: Trái ngược với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng lần này đang phát triển theo cấp số nhân chứ không phải là tuyến tính. Đấy là kết quả của thế giới kết nối sâu và đa chiều, nơi chúng ta đang sống và là kết quả của thực tế, công nghệ mới sản sinh ra nhiều công nghệ mới hơn và có nhiều khả năng hơn.
  • Chiều rộng và chiều sâu: Được xây dựng dựa trên cuộc cách mạng kỹ thuật số và kết hợp với nhiều công nghệ dẫn đến những thay đổi mô hình chưa từng có trước đây trong nền kinh tế, kinh doanh, xã hội và cá nhân. Không chỉ thay đổi việc “ta làm gì”, “làm như thế nào” mà thay đổi cả việc “chúng ta là ai”.
  • Tác động của hệ thống: bao gồm cả việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống, trong và ngoài quốc gia, các công ty, các ngành công nghiệp và toàn xã hội nói chung.

Xét về bề nổi, nếu áp dụng 2 trong số những yếu tố này vào cuộc cách mạng công nghiệp thứ 2 và thứ 3, thì chúng vẫn đúng. “Chiều rộng và chiều sâu” của Cuộc cách mạng thứ 2 và thứ 3 được xây dựng trên nền tảng của Cuộc cách mạng đầu tiên. Và nó đã thực sự dẫn đến những chuyển đổi mô hình to lớn về kinh tế và xã hội nói chung. Ngành công nghiệp hóa dầu đã ra đời trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Điện toán số là động lực của cuộc Cách mạng công nghiệp thứ 3.

“Tác động hệ thống” cũng tương tự như vậy. Các cuộc hội thoại qua điện báo ra đời trong cuộc cách mạng thứ 2 khiến thế giới xích lại gần nhau hơn và kết nối hơn. Mạng lưới điện báo đã tạo nên cơ sở để sau này phát triển thành Internet. Đừng bảo rằng cuộc cách mạng thứ 2 không thay đổi điều nền tảng nào ở mức độ hệ thống.

Trong suốt cuộc cách mạng đầu tiên, định lý Carnot đã tiến xa khỏi tầm hiểu biết của chúng ta. Và cuộc cách mạng thứ 2 đã thực sự kế thừa và nâng nó lên thành các hệ thống điện và hệ thống truyền thông. Kết quả là truyền thông nhanh hơn, gây ảnh hưởng đến chúng ta một cách tự nhiên về cấp độ xã hội và chính trị.

Từ 3 yếu tố được dẫn ra ở trên, có 2 khía cạnh chúng ta có thể chắc chắn phân biệt được cuộc cách mạng công nghiệp này (cách mạng thứ mấy cũng được) với cuộc cách mạng trước nó.

Thứ nhất, đề cập đến “tốc độ”, có thể nói rằng sự phát triển kỹ thuật trong cuộc cách mạng hiện tại sẽ phát triển theo cấp số nhân chứ không phải là tuyến tính. Điều này có lẽ là một điều quá dễ hiểu, vì mọi thứ được kích hoạt bởi cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 này là kết quả của sức mạnh điện toán, đang tăng lên theo cấp số nhân theo định luật của Moore trong nhiều thập kỷ.

Một cách ngẫu nhiên, các ứng dụng được cấp bằng sáng chế đã đi theo một khuôn mẫu tương tự trong một khoảng thời gian. Đó là lý do chúng ta sẽ đổi mới theo tốc độ mà các công cụ của ta cho phép.

Thứ hai, và có lẽ là quan trọng nhất, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này (như giáo sư Schwab gọi tên) không chỉ thay đổi việc chúng ta “làm gì”, làm như thế nào mà thay đổi cả việc chúng ta “là ai”.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên có lẽ đã chứng kiến những tiến bộ trong y học, phẫu thuật và vệ sinh, nhưng những điều này đã không làm chúng ta thay đổi ở mức độ con người. Và có vẻ khác hẳn với cuộc cách mạng lần này.

Sinh học tổng hợp, giao diện máy tính/ con người, kỹ thuật di truyền, ngôn ngữ học điều khiển và những dạng sống nhân tạo (ví dụ như Synthia – sự sống nhân tạo đầu tiên) sẽ là những thứ sẽ định nghĩa lại loài người như là một loài sinh vật.

Hãy thoát ra khỏi sự cường điệu này một lúc và giải quyết hoài nghi về một vài vấn đề ở đây. Một chiếc máy bay quadcopter sẽ không làm thay đổi cuộc sống của bạn, ngoài việc rút ngắn thời gian hai mươi phút để giao chiếc bánh pizza. Một chiếc xe tự lái sẽ không thay đổi cuộc sống nhiều hơn việc con người chuyển từ cưỡi ngựa sang ô tô.

Nhưng gắn một con chip vào đầu có thể giúp bạn tăng trí nhớ hoặc hiểu được tiếng phổ thông Trung Quốc. Hoặc nhờ ai đó thiết kế một lá gan hay quả thận ghép (được gọi là “Kliver” theo Jacob Cohen, nhà khoa học đầu ngành tại tổ chức Quân đội NASA) và đưa nó vào bên trong bụng của bạn. Vậy là chúng ta đang thay đổi một cách cơ bản chúng ta là ai, là một loài như thế nào. Lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta không còn là nô lệ của sự tiến hóa.

Nhưng dù Schwab đúng hay sai về việc chúng ta có đang trong giai đoạn đỉnh cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay dù ông ấy có đếm nhầm là cuộc cách mạng thứ 4 hay thứ 5 đi nữa, thì một điều chắc chắn rằng: cuộc cách mạng sắp diễn ra sẽ chứng kiến sự lai tạp của nhiều hệ thống thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và sẽ xâm lấn vào các hệ thống sinh học. Nhiều người sẽ bị mất đi công việc của mình.

Dẫn ra đây câu nói của Stewart Brand, nếu bạn không phải là chiếc xe lu thì bạn là con đường. Vậy nên hãy tìm hiểu về STEM và chắc chắn rằng tương lai của bạn sẽ thay đổi nhanh chóng như những cỗ máy.

Nguồn: Engineering.com

Công ty TNHH Công Nghệ Số SDE (SDE TECH) được thành lập năm 2014. Đến năm 2018, chúng tôi vinh dự trở thành Smart Expert Partner – đối tác hàng đầu của Siemens Digital Industries Software tại Khu Vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương cho các giải pháp Siemens NX (Unigraphics NX), Simcenter, Solid Edge, Tecnomatix và giải pháp quản lý Teamcenter.

cach-mang-cong-nghiep-4-0Quý doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu liên hệ SDE TECH theo thông tin sau:

E-mail: sales@sde.vn – tech@sde.vn
Hotline: 0904 524 597 – 0909107719
Website: www.sde.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *