cac-to-chuc-san-xuat-lon-su-dung-cac-giai-phap-cad-plm-de-tang-nang-suat-phan-1

Theo Nghiên cứu năng suất CAD (CAD Productivity) năm 2021 của Lifecycle Insights cho thấy các nhà điều hành doanh nghiệp ở mọi quy mô đang tìm kiếm các thách thức mới để tăng năng suất cho đội ngũ thiết kế cơ khí của họ.

Mặc dù cả các tổ chức lớn và nhỏ đều đang tìm kiếm các giải pháp CAD để cải thiện năng suất nhưng vẫn có một số điểm khác biệt mà họ cần vượt qua. Đó là sự khác biệt về các thách thức mà hai tổ chức này đang phải đối mặt.

Năng suất thiết kế cơ khí CAD trong các tổ chức lớn

Với nhu cầu hiện có trên thị trường sản xuất, việc tìm kiếm phương pháp tăng năng suất là điều rất quan trọng đối với cả tổ chức lớn và nhỏ. Để hiểu rõ hơn về cách các bản phát hành mới của các giải pháp CAD ảnh hưởng đến năng suất kỹ thuật, Lifecycle Insights đã tiến hành nghiên cứu năng suất CAD năm 2021 (CAD Productivity). Kết quả cho thấy, hơn 94% nhà điều hành của các công ty muốn cải thiện mức độ tăng năng suất đội ngũ thiết kế cơ khí.

Sự khác nhau về quy mô và tổ chức chính là một trong những lý do cho sự khác biệt trên. Các tổ chức lớn hơn thường phải phát triển các hệ thống phức tạp hơn, gặp gỡ nhiều nhà cung cấp hơn, cộng tác với nhiều bên liên quan hơn trong quá trình thiết kế sản phẩm vài tích hợp quá trình phát triển của họ vào một loạt hệ thống CNTT.

Bài viết này sẽ đề cập đến các thách thức liên quan đến việc hợp tác với số lượng lớn người tham gia thiết kế. Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập đến tầm quan trọng của việc tích hợp CAD với PLM để đạt được mức năng suất cần thiết.

Các nhà cung cấp ảnh hưởng đến thiết kế

Không có gì ngạc nhiên khi nhu cầu của tổ chức lớn khác với nhu cầu của các tổ chức nhỏ. Có nhiều lý do để giải thích cho điều này nhưng điều quan trọng nhất là vai trò của các nhà cung cấp trong việc thiết kế sản phẩm của các nhà sản xuất lớn.

Các tổ chức lớn hơn có nhiều khả năng sản xuất các sản phẩm phức tạp chứa nhiều hệ thống, các hệ thống này phải kết hợp với nhau để sản phẩm có thể hoạt động liền mạch. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp chính phải tham gia vào thiết kế và chế tạo các hệ thống cấu thành.

Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ sau. Nếu bạn đang xem xét một nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) cho ngành ô tô, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cách làm việc khác nhau của các nhà cung cấp ảnh hưởng như thế nào đến thiết kế sản phẩm. Ô tô ngày nay được chế tạo từ nhiều hệ thống cơ khí, điện và điện tử khác nhau và chúng thường được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác.

Đối với tất cả các ngành, các tổ chức lớn thường làm việc với nhiều nhà cung cấp. Họ phải tìm cách cộng tác hiệu quả với tất cả nhà cung cấp để đưa sản phẩm mới ra thị trường đúng thời hạn. Để làm được điều này, các tổ chức lớn đã tận dụng một số giải pháp CNTT bao gồm cả nền tảng PLM. Các giải pháp PLM giúp tạo điều kiện trao đổi tốt hơn giữa các kỹ sư với các bên liên quan cả trong và ngoài tổ chức trong quá trình thiết kế.

Ngoài ra, để làm việc hiệu quả trên các thiết kế phức tạp, các bên liên quan phải có thông tin thiết kế mới nhất cũng như quyền truy cập vào tất cả thông tin liên hệ có liên quan. Điều này có nghĩa là họ cần một giải pháp để chia sẻ dữ liệu CAD và trao đổi thông tin liên lạc một cách dễ dàng hơn.

Khi các tổ chức tích hợp chặt chẽ giải pháp CAD với hệ thống PLM, họ có thể đảm bảo tất cả bên liên quan đều có quyền truy cập vào thông tin mới nhất của thiết kế, bao gồm mọi thay đổi. Mặc dù việc tích hợp này rất quan trọng đối với các tổ chức ở mọi quy mô nhưng nó cũng không thể thiếu đối với các nhà sản xuất lớn. Nếu không có nó, họ sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý thông tin thiết kế và trao đổi giữa các đội ngũ thiết kế với các nhà cung cấp.

Còn tiếp…..

Nguồn: Siemens

cac-to-chuc-san-xuat-lon-su-dung-cac-giai-phap-cad-plmQuý doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu liên hệ SDE TECH theo thông tin sau:

E-mail: sales@sde.vn – tech@sde.vn
Hotline: 0904 524 597 – 0909 107 719
Website: www.sde.vn

답글 남기기

이메일 주소는 공개되지 않습니다. 필수 필드는 *로 표시됩니다