NGƯỜI ÚC ĐÃ IN 3D THÀNH CÔNG XƯƠNG ỨC VÀ XƯƠNG SƯỜN ĐỂ CẤY GHÉP VÀO BỆNH NHÂN
Một phụ nữ ở New York trước đây được chẩn đoán mắc bệnh ung thư xương hiếm gặp đã nhận được một mẫu xương ức và xương sườn in 3D do CSIRO và Anatomics sản xuất.
Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) thông báo rằng hai mẫu xương sống và xương sườn được tạo ra bằng công nghệ in 3D của Úc đã được cấy ghép thành công vào một bệnh nhân 20 tuổi người New York mắc bệnh ung thư xương hiếm gặp.
Mẫu xương ức và xương sườn bằng titan và polyme được in bằng công nghệ 3D, sản xuất bởi CSIRO cùng với công ty Anatomics của hãng thiết bị y tế Melbourne.
Bệnh nhân Penelope Heller đã phải gỡ bỏ phần xương ức sau khi được chẩn đoán có khối u xương vào năm 2014. Khi bệnh ung thư được chữa trị thành công, phần xương ức và xương sườn thay thế của Heller là loại giải pháp sẵn tạm thời, khiến cho cô chịu đau đớn sau phẫu thuật.
Tháng 8 vừa qua, cô đã trải qua một cuộc phẫu thuật bổ sung để thay thế phần đã cấy ghép bằng xương ức và xương sườn được làm từ titan tạo ra bằng in 3D và kết hợp với công nghệ PoreStar của Anatomics. CSIRO cho biết đây là một vật liệu nhựa tổng hợp xốp (nhựa PE), giúp tạo nên cấu trúc giống “xương” để hỗ trợ tích hợp mô.
Tổ chức này do chính phủ Úc hậu thuẫn, cho biết thêm “in 3D cho phép nâng cao hơn việc cá nhân hóa cấy ghép, phù hợp với đặc điểm của người nhận, cũng như sản xuất nhanh hơn, điều này đồng nghĩa với việc đem đến sự khác biệt về ranh giới giữa sự sống và cái chết cho bệnh nhân đang chờ phẫu thuật.
Tổ chức này tuyên bố đây là lần đầu tiên công nghệ này được sử dụng tại Hoa Kỳ.
CSIRO và Anatomics đã từng hợp tác trước đây để sản xuất xương ức và xương sườn giả cho một bệnh nhân bị ung thư bướu thịt 54 tuổi ở Tây Ban Nha vào năm 2015. CSIRO cho biết thêm, vào thời điểm đội ngũ phẫu thuật biết ca phẫu thuật sẽ khó khăn do hình dạng phức tạp trong khoang ngực, thì việc cấy ghép xương ức và xương sườn in 3D là lựa chọn thích hợp nhất.
Một khi các mẫu xương giả được hoàn thành, nó sẽ được gửi đến Tây Ban Nha và cấy ghép vào bệnh nhân. 12 ngày sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được xuất viện và hồi phục tốt, CSIRO nói.
Hoạt động này bắt đầu được thực hiện kể từ việc sản xuất một mẫu xương gót in 3D bằng titan để giúp cho một bệnh nhân ung thư ở Úc không phải cắt bỏ chân vào năm 2014.
Một người đàn ông 61 tuổi người Anh đã nhận được mẫu xương ức bằng titan và polyme được in 3D vào năm 2016 sau khi xương ức của ông phải tháo ra vì bệnh nhiễm trùng hiếm gặp. CSIRO cho biết đây là lần đầu tiên một mẫu xương ức bằng titan kết hợp với chất polyme tổng hợp được sử dụng để thay thế xương, sụn và mô ở bệnh nhân.
Cuối năm ngoái, công ty Oventus Medical có trụ sở tại Brisbane và Úc đã công bố mở một cơ sở in 3D mới tại khuôn viên Clayton, Victoria của CSIRO để sản xuất thiết bị O2Vent của mình – một thiết bị bảo vệ bằng titan được thiết kế để đảm bảo luồng không khí tối ưu và giảm ảnh hưởng của việc ngáy ngủ cho những người bị ngưng thở khi ngủ.
Oventus đã phát triển O2Vent gần ba năm trước khi mở cơ sở in 3D, và một mẫu thử nghiệm ban đầu của O2Vent đã hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng thành công, đã được in 3D tại cơ sở Lab22 của CSIRO.
Nguồn: zdnet.com
Công ty TNHH Công Nghệ Số SDE (SDE TECH) được thành lập năm 2014. Đến năm 2018, chúng tôi vinh dự trở thành Smart Expert Partner – đối tác hàng đầu của Siemens Digital Industries Software tại Khu Vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương cho các giải pháp Siemens NX (Unigraphics NX), Simcenter, Solid Edge, Tecnomatix và giải pháp quản lý Teamcenter.
Quý doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu liên hệ SDE TECH theo thông tin sau: