Dùng Mô phỏng nhà máy (Plant Simulation) để lập kế hoạch và lịch trình

Mô phỏng nhà máy (Plant Simulation) trong lập kế hoạch và lập lịch trình sản xuất ngành hàng đóng gói tiêu dùng (CPG) giúp tối ưu hóa quy trình, cải thiện hiệu quả và nâng cao năng suất. Tính năng này giúp phân tích công suất, xác định nút thắt cổ chai (hay còn gọi là điểm tắc nghẽn trong hệ thống sản xuất) và cho phép đưa ra quyết định sáng suốt để tối đa hóa sản lượng. Phát triển các kế hoạch và lịch trình sản xuất, giảm thiểu chuyển đổi và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Bên cạnh đó, bằng cách phân tích tình huống giả định, các nhà sản xuất có thể mô phỏng các kịch bản và đưa ra quyết đinh dựa trên các dữ liệu. Nhìn chung, Plant Simulation giúp các nhà sản xuất tối ưu hóa việc quản lý hàng tồn kho, giảm tình trạng hết hàng và giảm thiểu chi phí tồn kho.

su-dung-plant-simulation-de-lap-ke-hoach-va-lap-lich-trinh

Nhà máy sản xuất hàng đóng gói tiêu dùng sử dụng công nghệ lâp kế hoạch và lập lịch trình tiên tiến

su-dung-plant-simulation-de-lap-ke-hoach-va-lap-lich-trinh

Bản sao kỹ thuật số của sản xuất được sử dụng để thiết kế lịch trình sản xuất tối ưu

Mô phỏng nhà máy Tecnomatix của Siemens Digital Industries là một công cụ có giá trị trong ngành hàng đóng gói tiêu dùng (CPG) cho mục đích lập kế hoạch và lập lịch trình. Nó cho phép các nhà sản xuất tạo mô hình ảo về quy trình sản xuất, mô phỏng các tình huống khác nhau và tối ưu hóa hoạt động để cải thiện hiệu quả và năng suất. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của mô phỏng nhà máy trong lập kế hoạch và tiến độ sản xuất CPG:

  • Phân tích năng lực sản xuất: Phần mềm Plant Simulation giúp phân tích năng lực sản xuất của các nhà máy sản xuất. Bằng cách tạo mô hình ảo của nhà máy, bao gồm toàn bộ máy móc, thiết bị và dòng sản phẩm, các nhà sản xuất có thể  mô phỏng các tình huống sản xuất khác nhau và xác định nút thắt cổ chai hoặc các khu vực không hiệu quả. Việc phân tích này cho phép tối ưu hóa bố cục, điều chỉnh phân bổ nguồn lực và đưa ra quyết định sáng suốt hơn nhằm tối ưu hóa năng lực sản xuất tổng thể.
  • Tối ưu hóa quy trình: Plan Simulation cho phép các nhà sản xuất đánh giá và tối ưu hóa quy trình sản xuất của họ. Nó có thể mô phỏng các tham số quy trình khác nhau, chẳng hạn như tốc độ máy, tốc độ dòng nguyên vật liệu và trình tự sản xuất để xác định cấu hình hiệu quả nhất. Bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất, các nhà sản xuất có thể giảm lãng phí và tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu thời gian ngưng hoạt động và tăng sản lượng tổng thể của quá trình sản xuất.
  • Lập kế hoạch sản xuất và lịch trình sản xuất: Plant Simulation hỗ trợ phát triển kế hoạch và lịch trình sản xuất cho từng hoạt động sản xuất. Bằng cách nhập các yếu tố khác nhau như dự báo nhu cầu, nguyên liệu thô có sẵn và các hạn chế về sản xuất, phần mềm mô phỏng tạo ra các kế hoạch sản xuất được tối ưu hóa để cân bằng khối lượng sản xuất, giảm thiểu thay đổi và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Điều này giúp các nhà sản xuất đưa ra quyết định sáng suốt về trình tự sản xuất, phân bổ nguồn nhân lực và mức sử dụng công suất.
  • Phân tích giả định: phần mềm Plant Simulation cho phép các nhà sản xuất thực hiện phân tích giả định bằng cách lập mô hình các tình huống khác nhau và đánh giá tác động của chúng với kết quả sản xuất. Ví dụ: các nhà sản xuất có thể mô phỏng các thay đổi về khối lượng sản xuất, giới thiệu máy móc mới, thay đổi dây chuyền sản xuất hoặc thử nghiệm các chiến lược sản xuất thay thế. Bằng cách phân tích các kết quả mô phỏng, các nhà sản xuất có thể đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu để cải thiện hiệu quả và hiệu suất các nhà máy sản xuất của họ.
  • Quản lý hàng tồn kho: Plant Simulation hỗ trợ tối ưu hóa mức hàng tồn kho và giảm tình trạng hết hàng hoặc hàng tồn kho dư thừa trong quá trình sản xuất CPG. Bằng cách mô hình hóa các quy trình sản xuất và mô hình nhu cầu, các nhà sản xuất có thể mô phỏng các chiến lược quản lý hàng tồn kho khác nhau và xác định mức tồn kho lý tưởng ở từng giai đoạn của quy trình sản xuất. Điều này giúp giảm thiểu chi phí tồn kho trong khi vẫn đảm bảo có đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Cuối cùng, plant simulation là một công cụ có giá trị để lập kế hoạch và tiến trình sản xuất CPG. Cho phép các nhà sản xuất phân tích năng lực sản xuất, tối ưu hóa quy trình, phát triển kế hoạch sản xuất, thực hiện phân tích tình huống giả định và tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho. Bằng cách tận dụng sức mạnh của mô phỏng, các nhà sản xuất có thể cải thiện hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất sản xuất tổng thể.

Nguồn: Siemens

ban-phat-hanh-simcenter-star-ccm+-2402-co-gi-moi

Quý doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu liên hệ SDE TECH theo thông tin sau:
E-mail: sales@sde.vn – tech@sde.vn
Hotline: 0904 524 597 – 0909 107 719
Website: www.sde.vn

답글 남기기

이메일 주소는 공개되지 않습니다. 필수 필드는 *로 표시됩니다