BẢN SAO KỸ THUẬT SỐ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG NGỜ ĐẾN

Bạn chắc chắn đã nghe hoặc đọc được đâu đó thuật ngữ “bản sao kỹ thuật số” trong các podcast, blog hoặc bài báo nào đó rồi đúng không? Thuật ngữ này đang dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây ở các diễn đàn công nghệ và công nghiệp. Nhiều công ty đã áp dụng và giới thiệu bản sao kỹ thuật số đến khách hàng. Mỗi phiên bản của bản sao kỹ thuật số thường dựa trên một khái niệm cốt lõi: phiên bản bản sao kỹ thuật số là đại diện ảo của một đối tượng hoặc sản phẩm. Nó bao gồm thiết kế, mô phỏng hoặc phát triển các mô hình khác. Thời gian cũng được thay đổi khi sản phẩm mà nó đại diện được hoàn thiện. Hay nói cách khác, bản sao kỹ thuật số hợp nhất thế giới ảo và thế giới thực, xóa mờ ranh giới giữa lĩnh vực kỹ thuật và quy trình.

Ngoài khái niệm cốt lõi này, bản sao kỹ thuật số thực chất là gì và liệu nó có thể nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu khác nhau của bạn hay không? Nó là một luồng dữ liệu hay một quy trình? Nó chỉ thể hiện độ chính xác cao của sản phẩm ở tình trạng hiện tại hay có thể dự đoán hiệu suất sản phẩm hoặc các thuộc tính khác? Nó có giới hạn với các sản phẩm khác nhau hay không? Nó có nên mở rộng hơn trong suốt vòng đời hoặc chuỗi giá trị sản phẩm? Một sản phẩm có thể có nhiều bản sao kỹ thuật số hay chỉ nên tập trung vào một bản sao kỹ thuật số duy nhất?

Theo Siemens, mỗi một sản phẩm chỉ cần duy nhất một bản sao kỹ thuật số. Nó có thể hỗ trợ nhiều giai đoạn vòng đời và các mô hình tương ứng với tình trạng sản phẩm thực tế. Một bản sao kỹ thuật số toàn diện thường có những đặc điểm sau:

  • Cung cấp mô phỏng chính xác của sản phẩm hoặc quy trình phù hợp với hình thức, chức năng và trạng thái, cấu hình của sản phẩm.
  • Tham gia vào toàn bộ vòng đời sản phẩm, dự đoán và tối ưu hóa sản phẩm và hệ thống sản xuất tạo ra sản phẩm.
  • Kết nối dữ liệu hoạt động trong thế giới thực từ thiết kế đến sản xuất trong suốt vòng đời sản phẩm để liên tục cải thiện chất lượng, hiệu quả và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc điều kiện thị trường.

Một bản sao kỹ thuật số toàn diện của các sản phẩm phức tạp sẽ bao gồm tất cả các mô hình và dữ liệu đa miền, từ CAD và CAE cơ học đến code phần mềm, hóa đơn nguyên vật liệu, hóa đơn quy trình, v.v. Như đã đề cập ở trên, bản sao kỹ thuật số tiếp tục phát triển và hoàn thiện cùng với sản phẩm khi các chức năng được tinh chỉnh, mô phỏng được hoàn thành, thu thập kết quả thử nghiệm và thực hiện các thay đổi thiết kế. Bản sao kỹ thuật số toàn diện không chỉ dừng lại ở việc đưa thiết kế sản phẩm vào sản xuất và sản phẩm hiện tại. Với kết nối IoT và phân tích dữ liệu dựa trên đám mây, bản sao kỹ thuật số toàn diện có thể hoạt động như một phần của cơ chế phản hồi closed-loop giữa thiết kế sản phẩm, hệ thống sản xuất và sản phẩm thực tế. Điều này tạo ra một hệ thống tích hợp để xác thực, so sánh và tối ưu hóa trạng thái giữa các sản phẩm và bản sao kỹ thuật số toàn diện.

Khi feedback loop được tích hợp trích xuất terabyte dữ liệu từ các vòng đời sản xuất và sản phẩm được kết nối, bản sao kỹ thuật số toàn diện sẽ thiết lập và trích xuất giá trị từ dữ liệu. Điều này không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà dữ liệu này còn mang lại nhiều lợi thế vì việc tái sử dụng có thể đẩy nhanh các đánh giá thiết kế và phân tích tradeoff để đưa ra quyết định nhanh hơn. Hơn nữa, bản sao kỹ thuật số toàn diện cho phép doanh nghiệp thiết kế, xây dựng và tối ưu hóa các sản phẩm thế hệ tiếp theo nhanh hơn và tốn ít chi phí hơn, ít nguyên mẫu và phế phẩm hơn. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về hiệu suất cao, tính năng thông minh, trải nghiệm chất lượng và tính cá nhân hóa.

Nguồn: Siemens

コメントを残す

メールアドレスが公開されることはありません。 が付いている欄は必須項目です