Steelcase đã hợp tác với MIT để phát triển một quy trình công nghệ in ấn 3D toàn diện mới
Đồ nội thất được in 3D một phần từ quy trình in ấn chất lỏng nhanh của Steelcase & MIT. (Hình ảnh được cung cấp bởi Fabbaloo)
Quy trình này được gọi là “Rapid Liquid Printing“(quy trình công nghệ in ấn chất lỏng nhanh) và nó không giống với bất cứ điều gì mà tôi từng nhìn thấy trước đó. Tốc độ in của nó chắc chắn là rất nhanh, nhưng tôi lại hiếu kỳ về một số khía cạnh khác của công nghệ này.
Công nghệ này thực ra được phát triển bởi Self Assembly Lab (Phòng thí nghiệm Tự tổ chức ) của MIT, nơi họ bị thách thức bởi tốc độ khá chậm của các máy in 3D phổ biến hiện nay. Trong khi chi phí vốn đã được xem như là một rào cản đối với việc mở rộng mức độ chấp nhận và sử dụng của công nghệ in ấn 3D, một rào cản khác đối với công nghệ này chắc chắn là: tốc độ.
Tốc độ sản xuất các chi tiết là quá chậm đến mức máy in 3D hiện nay không thể đáp ứng được yêu cầu của bất kỳ khách hàng nào theo định hướng muốn”làm tốc hành” sản phẩm. Con người sẽ chấp nhận chờ đợi một số điều, nhưng không phải là tất cả. Trong môi trường sản phẩm sáng tạo, người ta thường không bị buộc phải chờ đợi, vì ở ngoài kia có rất nhiều lựa chọn khác nhau.
Vì vậy, đối với một số ngành công nghiệp, vấn đề then chốt là sản xuất sản phẩm thật nhanh chóng. Đây là điều mà ngành công nghiệp thức ăn nhanh đã tìm ra và làm được, nhưng trong ngành in ấn 3D thì chưa, ít nhất là cho đến hiện tại.
Giải pháp của MIT là độc nhất ở chỗ, nó bao gồm một buồng chứa đầy gel tĩnh trong suốt. Khi máy bắt đầu in, một cây kim sẽ được đưa vào buồng chứa và tiến hành đúc ép 3D đến khi ra thành phẩm cuối cùng.
Khi cây kim di chuyển, máy đúc ép có thể phun ra một dòng chất lỏng. Chất này nhanh chóng đông đặc sau quá trình đúc ép. Tôi không chắc là phản ứng hóa học nào gây ra hiện tượng này, nhưng có thể là do có sự tiếp xúc với một số nguyên tố trong gel, hoặc có thể là một hỗn hợp tương tự epoxy tự đông đặc khi bị phun ra.
Thú vị ở chỗ là nó cũng không cần có cấu trúc hỗ trợ: gel đã hỗ trợ đúc ép vật liệu trong suốt quá trình.
Bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận thú vị này, MIT và Steelcase đã thể hiện được khả năng in nhanh chóng các đồ vật dính vào đồ nội thất.
Nhưng rồi những câu hỏi bắt đầu được đặt ra.
Chất liệu này mạnh như thế nào? Những đồ nội thất này có phải là thứ mà bạn thực sự có thể ngồi lên không? Nó có bền trong môi trường thực tế? Nó có bị phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời? (lưu ý rằng trong hình ảnh được minh họa ở trên, chi tiết được in là mặt bàn chứ KHÔNG phải chân bàn!)
Có thể sử dụng các vật liệu khác không? Hay là hỗn hợp này là sự kết hợp duy nhất có các tính chất cần thiết?
Liệu bạn có thể thêm các vật liệu khác vào dòng chất lỏng này, tạo ra hợp chất như đúc ép gia cố sợi carbon?
Các lớp đúc ép có nối liền nhau không? Tôi cho là không. Nếu vậy, điều này làm cho máy chỉ có thể sản xuất các vật có dạng thanh, làm hạn chế rất nhiều ứng dụng khả thi của nó.
Có thể tạo ra những hình dạng đòi hỏi chuyển động không tiếp giáp không? Nếu các dòng đúc ép riêng rẽ không liên kết, nó có thể tạo ra hạn chế đáng kể đối với hình dạng đối tượng có sẵn.
Dòng chất lỏng có thể có màu không? Liệu bạn có thể thiết lập cách thay đổi màu sắc giữa lúc đang in?
Nguồn: www.engineering.com
Công ty TNHH Công Nghệ Số SDE (SDE TECH) được thành lập năm 2014. Đến năm 2018, chúng tôi vinh dự trở thành Smart Expert Partner – đối tác hàng đầu của Siemens Digital Industries Software tại Khu Vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương cho các giải pháp Siemens NX (Unigraphics NX), Simcenter, Solid Edge, Tecnomatix và giải pháp quản lý Teamcenter.
Quý doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu liên hệ SDE TECH theo thông tin sau: