3_cach_giup_cac_cong_ty_o_to_nam_bat_su_ben_vung

Ngành công nghiệp ô tô và vận tải luôn phát triển và vượt qua các ranh giới của sự đổi mới và công nghệ. Trong thời đại hiện nay, việc giảm tác động đến môi trường là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp, thúc đẩy ngành hướng sự khéo léo vào việc tạo ra các sản phẩm và chiến lược bền vững.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến 3 cách tiếp cận chính mà ngành công nghiệp ô tô có thể áp dụng để đảm bảo một tương lai bền vững.

1. Thiết kế sản phẩm hướng tới tương lai bền vững

Trên thực tế, 80% tác động môi trường được xác định trong giai đoạn thiết kế. Các quyết định được đưa ra trong giai đoạn này định hình đáng kể số phận của sản phẩm, cả về tác động của nó với môi trường và những cân nhắc cuối cùng của vòng đời sản phẩm. Ngoài ra, thay vì cố gắng điều chỉnh các thiết kế có sẵn để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tính bền vững, các công ty ô tô có thể đưa tính bền vững vào các sản phẩm ngay từ ban đầu.

Kéo dài tuổi thọ các sản phẩm là một trong những lợi thế mà doanh nghiệp có được khi áp dụng tính bền vững trong giai đoạn lên ý tưởng. Hơn nữa, bằng cách tạo ra các sản phẩm có độ bền cao giúp tạo ra ít chất thải, tiết kiệm chi phí và cải thiện tác động môi trường.

Bên cạnh đó, bằng cách áp dụng tư có ý thức về môi trường ngay từ đầu, các kỹ sư có thể phát triển kế hoạch các việc cần làm khi sản phẩm cuối cùng đã hết tuổi thọ sử dụng. Với phương pháp tiếp cận mang tính tiến này, các kỹ sư có thể thiết kế những phương tiện có thể tháo rời dễ dàng và đảm bảo các bộ phận của sản phẩm có thể tái sử dụng ở những nơi khác. Do đó, tầm nhìn xa này rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển của phương tiện bền vững.

2. Tính minh bạch của chuỗi cung ứng và quản lý nguyên vật liệu

Trau dồi sự hiểu biết sâu sắc về hành trình sản phẩm ở mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng hay còn gọi là tính minh bạch của chuỗi cung ứng, là cách thứ hai mà các doanh nghiệp ô tô có thể cải thiện nỗ lực phát triển bền vững.

Bằng cách thu thập dữ liệu chuyên sâu về các thành phần của sản phẩm, những người ra quyết định có thể xác định chính xác nơi có thể nâng cao tính bền vững. Trong bối cảnh tiêu dùng thân thiện với môi trường ngày nay, người mua muốn biết nguồn gốc của nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm và chúng có được cung cấp và sản xuất bền vững hay không.

Sự thiếu minh bạch tạo ra một điểm mù đáng kể cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của họ với khách hàng và che giấu những lĩnh vực có thể cải thiện. Tuy nhiên, việc gỡ rối các mạng lưới phức tạp này phải bao gồm sự nỗ lực của cả nhóm và đòi hỏi sự hợp tác và cải tiến liên tục. Tất cả dữ liệu có sẵn cần phải được chia sẻ giữa các kỹ sư, nhà sản xuất và nhà phân phối để họ có thể làm việc nhằm khám phá những điểm có thể cải thiện tính bền vững và cải tiến quy trình theo thời gian.

Một khía cạnh khác về tính minh bạch của chuỗi cung ứng là nhu cầu ngày càng tăng về nhựa thứ cấp và vật liệu thứ cấp phù hợp với môi trường trong trường hợp có sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Sau khi đạt được tính minh bạch, trọng tâm có thể chuyển sang đảm bảo tính sẵn có của các tài liệu này.

Ngoài ra, đa dạng hóa nguồn và tiến hành đánh giá hiệu suất đối với các chất thay thế trở nên quan trọng trong việc điều hướng sản xuất. Rõ ràng là động thái hướng tới tính minh bạch của chuỗi cung ứng không chỉ về khả năng truy xuất nguồn góc mà còn là khả năng thích ứng và sự chuẩn bị cho tình huống bất ngờ.

3. Cải thiện việc tái chế pin 

Khi thị trường xe điện (EV) tiếp tục phát triển, nhu cầu về pin cũng tăng lên đáng kể. Mặc dù xe điện mang tác động tích cực đến môi trường, nhưng về mặt lịch sử, việc sản xuất pin thường tạo ra tỷ lệ chất thải cao và các tác động bên ngoài khác, đồng thời việc thu hồi vật liệu là vô cùng khó khăn. Để giải quyết thách thức này, các doanh nghiệp đang sử dụng các chiến lược và công cụ kỹ thuật số sau:

  • Công nghệ bản sao kỹ thuật số: Bằng cách sử dụng bản sao kỹ thuật số, các doanh nghiệp có thể tái tạo kỹ thuật số các cơ sở sản xuất pin của họ. Nhờ đó, các nhà sản xauast có thể hiểu rõ hơn các yếu tố quan trọng dẫn đến bui phóng xạ và cải thiện chất lượng của quy trình sản xuất.
  • Quy trình tái chế tại chỗ: Một số nhà máy sản xuất pin mới đang kết hợp các quy trình tái chế ngay trong hoặc bên cạnh nhà máy sản xuất giúp họ có thể tái chế vật liệu tại chỗ, giảm nhu cầu vận chuyển chất thải đi nơi khác.
  • Hộ chiếu pin: Tại Vương quốc Anh, một yêu cầu quy định mới buộc các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm theo dõi nơi sử dụng pin của họ. Những hộ chiếu này giúp giải quyết thách thức xác định vị trí của pin để tái sử dụng và tái chế.

Khi nỗ lực thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường ngày càng phát triển, ngành ô tô và vận tải phải áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo để đảm bảo một tương lai bền vững. Bằng cách ưu tiên thiết kế sản phẩm hướng tới tương lai, sự minh bạch trong chuỗi cung ứng và cải thiện vòng đời của pin, các doanh nghiệp không chỉ giảm được tác động đến môi trường mà còn đạt được thành công lâu dài.

Phần mềm của Siemens và bản sao kỹ thuật số toàn diện cho phép các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình thiết kế, kỹ thuật và sản xuất để biến ý tưởng hiện nay thành sản phẩm bền vững trong tương lai. Siemens Digital Industries Software giúp mọi doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi từ chip đến toàn bộ hệ thống, từ sản phẩm đến quy trình trên tất cả các ngành.

Nguồn: Siemens

ban-phat-hanh-simcenter-star-ccm+-2402-co-gi-moi

Quý doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu liên hệ SDE TECH theo thông tin sau:
E-mail: sales@sde.vn – marketing@sde.vn
Hotline: 0909 107 719 – 0367 393 052
Website: www.sde.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *