LẬP KẾ HOẠCH LẮP RÁP TÍCH HỢP – CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT?
… Và câu trả lời là Có!
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về tính khả thi của giải pháp lập kế hoạch lắp ráp tích hợp cùng nhiều lợi ích tiềm năng mà nó mang lại. Đây là phần đầu tiên trong tuyển tập gồm tám phần của chúng tôi.
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đang nỗ lực giải quyết nhu cầu lập kế hoạch lắp ráp trong hệ thống Enterprise Resource Planning (ERP) hoặc bằng các giải pháp khác, chẳng hạn như lập kế hoạch dựa trên bảng tính hoặc kế hoạch quy trình dựa trên CAD và tư liệu. Các loại giải pháp này thường hay bị mất kết nối khỏi tầm kiểm soát cũng như những thay đổi kỹ thuật và tiêu tốn không ít chi phí để đồng bộ hóa dữ liệu một cách thủ công nhằm đảm bảo chất lượng và độ chính xác của dữ liệu.
Ngoài ra, áp lực về thời gian và chi phí cùng với sự đa dạng ngày càng tăng của sản phẩm đang khiến nhiều nhà sản xuất phải đánh giá lại chiến lược sản xuất của mình. Toàn cầu hóa cũng tiếp tục tác động đến các nhà sản xuất, thúc đẩy yêu cầu phản ứng nhanh hơn với những thay đổi trong nhu cầu và khả năng thay đổi tốc độ sản xuất hoặc chuyển dịch sản xuất giữa các cơ sở bắt buộc.
Đạt được sự thống nhất về chất lượng trong phức hợp này là điều rất quan trọng, đòi hỏi sự chia sẻ và vận dụng lại kiến thức để thực thi các phương pháp tối ưu và sự am hiểu chung giữa các cơ sở sản xuất. Việc nhanh chóng xác định và phát triển những cải tiến mới sẽ yêu cầu các quy trình sản xuất bản sao kỹ thuật số phải chạy thử nghiệm, xác nhận các cải tiến đó và nhận thấy được tác động tiềm tàng của chúng trước khi đưa vào sản xuất thực tế.
Thực trạng đối với nhiều nhà sản xuất ngày nay là họ vẫn đang hoạt động trong các tầng hầm với những quy trình được tối ưu hóa riêng biệt trong từng chức năng và thiếu đi sự phối hợp thực sự trong tổng thể tổ chức.
Mô hình vận hành này có thể tạo liên tục, xử lý thủ công và gây dư thừa dữ liệu đáng kể. Thiếu sự phối hợp và không nhất quán về dữ liệu sẽ gây ra thông tin sai lệch, thất thoát chất lượng và chậm trễ trong nhận định các vấn đề liên quan đến năng suất. Tất cả điều này sẽ làm tiêu tốn đáng kể thời gian, công sức và chi phí tái hoạt động.
Mở rộng chiến lược số hóa vào sản xuất sẽ cho phép điều chuyển các hoạt động lập kế hoạch lắp ráp sớm hơn trong vòng đời sản phẩm. Điều này sẽ mang đến sự phối hợp kịp thời trong tổ chức, cung cấp tầm nhìn cần thiết nhằm giải quyết nhiều vấn đề tiềm ẩn và tối ưu hóa kế hoạch quy trình sản xuất trong khi chi phí thay đổi vẫn hợp lý.
Các giải pháp Lập kế hoạch lắp ráp của chúng tôi mang đến những ưu điểm như sau:
- Tạo Manufacturing Bill of Material (mBOM) (Hóa đơn vật liệu sản xuất) để có quan điểm rõ ràng và phần mở rộng của Engineering Bill of Material (eBOM) (Hóa đơn vật liệu kỹ thuật) được kết nối đầy đủ để đảm bảo sự liên kết và tuân thủ các yêu cầu thiết kế bắt buộc.
- Xác định và xác minh Hóa đơn quy trình (Bill of Process – BOP) sản xuất dự kiến từ sớm trong vòng đời sản phẩm cùng với sự cộng tác của tất cả các bên liên quan.
- Hướng dẫn chi tiết công việc điện tử với các liên kết trực tiếp đến Parts and Tooling (Bộ phận và Công cụ) bắt buộc sẽ luôn sẵn sàng trên nền tảng liên kết với BOP.
- Tận dụng các tiêu chuẩn tính toán thời gian đã được phê duyệt để phát triển các phân tích thời gian cụ thể nhằm đạt được hiệu quả sử dụng tối ưu trong khi vẫn đáp ứng khối lượng sản xuất cần thiết.
Nắm bắt, chia sẻ và tái vận dụng kiến thức sản xuất trong bộ máy tổ chức để phổ biến các phương pháp tối ưu, cải thiện chất lượng và hạn chế dư thừa dữ liệu.
Những giải pháp trên cũng giúp nâng cao nền tảng dữ liệu đồng nhất thông qua các giải pháp sản xuất kỹ thuật số đa dạng, đồng thời cung cấp nguồn dữ liệu được kiểm soát và nhất quán cho các hệ thống hạ nguồn (đầu ra).
Qua tuyển tập này, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về nhiều khả năng khác nhau và cách thức mà các giải pháp lập kế hoạch lắp ráp được vận dụng để quản lý hệ thống dữ liệu và quy trình cần thiết nhằm mở rộng kỹ thuật số vào sản xuất, song song hướng tới hoàn thiện bản sao kỹ thuật số thực sự toàn diện.
Mời các bạn đón đọc phần hai trong tuyển tập này, chúng ta sẽ thảo luận về những lợi ích thượng nguồn (đầu vào) và hạ nguồn (đầu ra) của việc quản lý một Manufacturing Bill of Material (mBOM) tích hợp.
Nguồn: Siemens
Công ty TNHH Công Nghệ Số SDE (SDE TECH) được thành lập năm 2014. Đến năm 2018, chúng tôi vinh dự trở thành Smart Expert Partner – đối tác hàng đầu của Siemens Digital Industries Software tại Khu Vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương cho các giải pháp Siemens NX (Unigraphics NX), Simcenter, Solid Edge, Tecnomatix và giải pháp quản lý Teamcenter.
Quý doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu liên hệ SDE TECH theo thông tin sau: