Làm thế nào để xây dựng một hệ thống sản xuất thông minh hơn?

Thời trước, phần lớn hiệu năng sản xuất đạt được sẽ được quyết định ngay tại phân xưởng. Ngày nay, việc tối ưu hóa dây chuyền sản xuất đã trở thành một vấn đề mang tính lý thuyết. Các nhà sản xuất hiện có thể tiếp cận với nhiều tài liệu và bản phân tích mạnh mẽ nhiều hơn bao giờ hết – những công cụ có thể dẫn đến một cấp độ nâng cao hiệu suất mới, nhưng việc này chỉ thành công khi bạn biết cách sử dụng chúng hiệu quả.

Tất nhiên, thời đại kỹ thuật số của chúng ta đã tác động nhiều đến phần nhu cầu trong phương trình Cung – Cầu. Eric Green, Phó Chủ tịch của DELMIA User Experience and Advocacy thuộc Dassault Systèmes nói: “Với nhiều mặt hàng, những ngày có thể sản xuất hàng tồn kho đã trở thành quá khứ. Mô hình đã thay đổi đến mức trở thành một quá trình lặp đi lặp lại gần như liên tục của việc thấu hiểu nhu cầu khách hàng và cách mà các nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu ấy, điều này đã tạo ra những căng thẳng và áp lực lên các hệ thống sản xuất.”

Phần chính của sự chuyển đổi mô hình này là sự chuyển mình từ chuỗi cung ứng sang các mạng lưới giá trị. Green mô tả sự khác biệt giữa chúng như sau:

“Mạng lưới giá trị là hợp tác, trái ngược với việc chỉ đáp ứng các yêu cầu. Nếu chúng ta nhìn vào những phần được các công ty đầu tư và tập trung nguồn lực, chúng ta chỉ thấy rằng, các công ty đang cố gắng dùng những tiềm lực có sẵn để phát minh ra những mô hình kinh doanh mới hoặc thay đổi những mô hình hiện có.”

4 ví dụ về lợi thế vượt trội trong sản xuất

Green đã dẫn chứng một vài ví dụ về các công ty đang tự làm khác biệt mình theo cách đó.

“Những gì mà Tesla đang làm không chỉ là cung cấp một sản phẩm làm thay đổi ngành công nghiệp ô tô mà còn là biến đổi quy trình sản xuất của họ, điều cho phép họ làm những điều khác biệt để đưa sản phẩm ra thị trường,” ông nói.

Một ví dụ khác về một công ty đã tự thay đổi mô hình kinh doanh sẵn có mà Green chỉ ra chính là CadMakers. Mặc dù hoạt động trong ngành xây dựng – mà chủ yếu là trong lĩnh vực quản lý dự án – công ty này vẫn tạo nên sự khác biệt khi ứng dụng quy trình kỹ thuật sản xuất vào trong xây dựng.

“CadMakers đã xem xét những yêu cầu để đáp ứng quá trình sản xuất của một sản phẩm và sử dụng giải pháp của chúng tôi để áp dụng quy trình kỹ thuật ấy vào lĩnh vực thương mại cho xây dựng,” Green nói. “Điều đó cũng cho phép họ xác định quy trình mới và tạo ra ảnh hưởng tích cực lên hiệu suất làm việc của các dự án xây dựng.”

Green chỉ ra rằng, mặc dù quy mô và thị phần của họ tương đối nhỏ, Tesla và CadMakers đều có những ảnh hưởng mang tính quyết định đối với các ngành công nghiệp tương ứng.

“Các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs) cho ô tô đang tập trung vào các phương tiện giao thông sử dụng điện, và những công ty trong ngành xây dựng đã được chứng kiến những gì mà CadMakers thực hiện cũng bắt đầu chấp nhận mô hình mới này,” ông cho biết.

Tất nhiên, sự đổi mới không chỉ dành cho các công ty khởi nghiệp và SMEs. Một số ví dụ khác mà Green đưa ra là từ hai trong số những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp ô tô và hàng không vũ trụ: Airbus và Honda.

“Airbus đã nhận biết được tình huống mà in 3D sẽ làm thay đổi cách thức sản xuất các chi tiết chuyên biệt của họ. Họ đã cải thiện các cấu trúc và chất lượng chi tiết trong khi tiết kiệm được một khoản chi phí. Công nghệ này còn giúp họ giảm thiểu chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất các chi tiết.”

Honda là một ví dụ thuyết phục nhất về số hóa trong sản xuất. “Họ  có một mô hình kinh doanh mà ở đó họ có thể xây xựng bất kỳ mô hình nào tại bất cứ nhà máy nào,” Green giải thích. Để tiến hành mô hình đó, Honda đã tìm đến Dassault Systemes.

“Bằng việc sử dụng giải pháp của chúng tôi, Honda đã có thể mô phỏng dây chuyền sản xuất của những mô hình khác nhau trên những nhà máy khác nhau. Vì vậy, nếu như họ muốn chuyển một cái xe từ nhà máy này sang nhà máy khác, họ có thể mô phỏng và hiểu được cái gì cần diễn ra tại nhà máy trước khi họ thực sự di chuyển cái ô tô đó. Điều đó giúp họ giảm đi những rủi ro có thể diễn ra và tìm ra cách có thể nhanh chóng gia tăng sản lượng.

Sản xuất thông minh hơn

Ngay cả sau 3 cuộc cách mạng công nghiệp – và hiện tại là cuộc cách mạng thứ 4 – sản xuất vẫn đơn thuần là việc làm sao để trở nên năng suất nhất có thể. Cái thay đổi ở đây chỉ là đã có nhiều cách tối ưu hóa hơn mà thôi.

Cái ngày mà giám đốc sản xuất phải đi quanh nhà máy để xem xét tình trạng hoạt động của các dây chuyền sản xuất đã không còn nữa. Các kỹ sư sản xuất cũng không cần phải sắp xếp các mô hình thu nhỏ của các trang thiết bị quanh họ để tìm ra sơ đồ bố trí tối ưu nữa. Bây giờ, mọi thứ đã có thể diễn ra trong không gian kỹ thuật số thông qua mô phỏng và thực tế ảo.

Nó đã hoàn toàn là một thế giới mới cho lĩnh vực sản xuất, và nó cũng chỉ mới là sự khởi đầu thôi.

Vậy những đổi thay nào mà bạn đã chứng kiến trong lĩnh vực sản xuất? Hãy chia sẻ với chùng tôi tại phần bình luận dưới nhé!

Nguồn: engineering.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *