Tại sao thử nghiệm và mô phỏng nên là một phần của chương trình đào tạo kỹ sư tương lai của các trường đại học? Trong phần hai của chuỗi bài viết Simcenter for Academia, chúng ta sẽ trò chuyện với một số chuyên gia hàng đầu của chúng tôi – những kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm để lắng nghe ý kiến của họ về những thách thức thị trường ngày nay và cách Simcenter đang hỗ trợ cộng đồng giáo dục. Hôm nay, chúng ta sẽ nhìn lại sự nghiệp kỹ thuật thú vị với Gil Morris, Giám đốc Dự án của Chương trình Đối tác Giáo dục Siemens.

Gil Morris, Giám đốc Dự án của Chương trình Đối tác Giáo dục Siemens

Nếu đã có một sự nghiệp thực sự đa dạng với tư cách là một kỹ sư, anh có thể cho chúng tôi biết một vài điểm nổi bật?

Gil Morris: Sau khi nhận bằng kỹ sư cơ khí tại Đại học Purdue, tôi bắt đầu làm việc trong một nhà máy sản xuất động cơ tại General Motors. Công việc đầu tiên của tôi là thiết kế một cuộc kiểm thử độ ồn bánh răng, điều mà tôi không biết gì về nó. Vì vậy tôi đã chủ động tự học và cùng đồng nghiệp học hỏi công nghệ. Trong thời gian làm việc tại GM, tôi đã hoàn thành chương trình thạc sĩ kỹ thuật tại Purdue thông qua một chương trình đào tạo từ xa. Sau đó, tôi chuyển từ sản xuất sang kỹ thuật sản phẩm, lĩnh vực giúp tôi phát triển các yêu cầu về tiếng ồn của phụ tùng động cơ. Đây là những ngày đầu của “chu kỳ V”.

Sau hơn 12 năm làm việc tại GM, tôi rời đi và gia nhập LMS International* với vị trí kỹ sư bán hàng. Ở đó, tôi là người quản lí tài khoản chính của các công ty sản  xuất phụ tùng ô tô (OEM) châu Á tại Mỹ, bao gồm Honda, Toyota, Nissan và Hyundai (*LMS International đã được Siemens mua lại vào năm 2013.)

Vai trò hiện nay của anh là gì?

G.M: Trong vài tuần nữa, tôi sẽ là người quản lý chương trình của nhóm Giáo dục Toàn cầu về Phần mềm Công nghiệp Kỹ thuật số Siemens. Trong những năm qua, chúng tôi đã phát triển mô hình gắn kết với các trường đại học định hướng. Mục tiêu chính của chúng tôi là sử dụng kinh nghiệm thực tế của mình với một số trường đại học được chọn để phát triển và truyền đạt các phương pháp và bài học kinh nghiệm hay nhất.

Mô hình gắn kết của chúng tôi bao gồm cả cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên. Chúng tôi kết nối các giám đốc điều hành trường đại học với các nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục đồng thời làm việc với giảng viên và sinh viên để phát triển các chương trình đào tạo kỹ thuật. Mục tiêu cuối cùng là rút ngắn khoảng cách về kỹ năng mà chúng ta đang thấy đang xuất hiện trong thế giới kỹ thuật.

Những thách thức chính mà anh thấy trong ngành hiện tại là gì?

G.M: Khoảng cách kỹ năng này chắc chắn là một trong những thách thức chính. Có một lực lượng lao động lớn tuổi gồm các kỹ sư sắp nghỉ hưu (và tôi cũng sẽ sớm đượ liệt kê trong số đó.) Thật không may, nhiều người trong chúng ta đang tận dụng những kinh nghiệm tự học trong nhiều năm của mình nhưng lại đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của kỹ thuật số hóa. Tôi có thể nói thêm rằng điều này thậm chí còn phù hợp hơn trong tình hình đại dịch.

Số hóa và tốc độ đổi mới đang tạo ra nhiều thách thức kỹ thuật phức tạp hơn đòi hỏi tư duy vượt trội. Chúng tôi phải đảm bảo các kỹ sư tương lai nhận được loại hình giáo dục phù hợp để đáp ứng những thách thức này.

Theo anh, kỹ sư tương lai sẽ cần những kỹ năng gì?

G.M: Các công ty kỳ vọng nhân viên mới sẽ được đưa vào làm việc ngay và họ cần phải làm việc hiệu quả ngay khi bắt đầu. Điều này không chỉ bao gồm việc hiểu biết nhiều lĩnh vực kỹ thuật và lý thuyết toán học, vật lý mà còn có khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm tốt và sử dụng nhiều công cụ một cách hiệu quả.

Việc đào tạo kỹ sư tương lai cho các ngành công nghiệp khác nhau quan trọng như thế nào?

G.M: Đào tạo thế hệ kỹ sư tiếp theo là yếu tố quan trọng để thành công ở nhiều cấp độ. Thế hệ tiếp theo sẽ cần phải hiểu biết không chỉ nhiều lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành như kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, khoa học máy tính, điện toán động lực học chất lưu hoặc cơ điện tử mà họ cần phải có cơ sở vững chắc trong các lĩnh vực khác nhau để có thể hiểu cách mọi thứ tương tác và hoạt động cùng nhau.

Để làm được điều này ngay bây giờ, sinh viên cần thực hành và trải nghiệm thực tế. Đây là lý do tại sao sự tương tác trong ngành rất quan trọng. Có thể có nhiều kiểu khác nhau: một vấn đề thực tế của ngành cần triển khai dưới dạng một lớp học hoặc các thí nghiệm và dự án trong phòng thí nghiệm cùng với thiết bị thực hành. Là một công ty, chúng tôi hỗ trợ nhiều nhóm sinh viên tham gia vào các sự kiện như World Solar championship Challenge. Những sự kiện lớp học này mang lại cho sinh viên những trải nghiệm thực hành tuyệt vời. Ở tổ chức của mình, chúng tôi cũng cung cấp nhiều loại hình thực tập từ cấp độ cơ bản đến trao đổi thạc sĩ và tiến sĩ cho phép sinh viên chia sẻ kinh nghiệm và phân tích các vấn đề thực tế trong thế giới công nghiệp.

Together for an innovative future

Các nhà giáo dục cần được kết nối nhiều hơn với các công ty và chuyên gia trong ngành kĩ thuật để thực sự hiểu nhu cầu của ngành vì đây không phải là thứ bạn có thể học trong sách hoặc trên các blog. Ngoài ra, tôi tin rằng tất cả các học giả và giáo sư nên thúc đẩy cách tiếp cận đa lĩnh vực và kinh nghiệm thực tiễn như một phần của chương trình giảng dạy. Ví dụ có thể đưa ra một loạt các khóa học liên quan đến nhiều ngành kỹ thuật, một hội thảo cấp cao hoặc khóa học capstone trước khi tốt nghiệp, thực tập bắt buộc hoặc tham gia các dự án đội nhóm.

In the meantime already existing learning platforms are available, Check out

Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng để bắt đầu làm việc với vai trò kỹ sư. Là một công ty hàng đầu trong ngành, Siemens có thể làm gì để giúp đỡ họ?

G.M: Vai trò của chúng tôi với tư cách là Siemens là làm thế nào để kết nối ngành kỹ thuật với môi trường giáo dục. Điều này có nghĩa là chia sẻ trải nghiệm của chính chúng tôi và trải nghiệm của khách hàng. Vai trò của chúng tôi cũng là cung cấp các công cụ kỹ thuật số và tài liệu đào tạo để tạo điều kiện cho các trải nghiệm học tập. Chúng ta nên là những nhà lãnh đạo tư tưởng cho giới học thuật, chia sẻ cái nhìn sâu sắc về những thách thức mà ngành công nghiệp nói chung phải đối mặt.

Innovation in the Classroom Podcast

Anh có thể đưa ra một ví dụ cụ thể về khoảng cách kỹ năng này?

G.M: Một lĩnh vực quan trọng mà các sinh viên tốt nghiệp gần đây đang thiếu là sự hiểu biết về mô phỏng và thử nghiệm và tại sao chúng lại quan trọng như vậy? Theo quan điểm của tôi, mô phỏng và bản sao kỹ thuật số là công cụ quan trọng để giải quyết khó khăn, nhưng những mô phỏng và bản sao kỹ thuật số này chỉ hữu ích khi chứa dữ liệu. Tương tự, kiến thức kiểm thử cũng quan trọng không kém trong việc biết cách thiết lập kiểm thử đúng và những gì cần kiểm thử – đặc biệt là khi xác nhận một bản sao kỹ thuật số. Hiểu được cả thử nghiệm và mô phỏng và cách chúng hoạt động cùng nhau chính là chìa khóa hữu ích.

Tại sao thử nghiệm và mô phỏng nên trở thành một phần của các chương trình giảng dạy kỹ thuật?

G.M: Phòng thí nghiệm, phòng R&D, bàn thử nghiệm, đường thử nghiệm, nhà xưởng, giá treo kho – nơi từng diễn ra việc thực hành – theo truyền thống là những nơi thực hành kỹ thuật thực tiễn và màn hình máy tính đảm nhận vai trò chuyển đổi mô hình sang mô phỏng và số hóa. Tuy nhiên, chúng ta không thể để thế hệ tiếp theo quên mất tầm quan trọng của thử nghiệm và cách nó xác thực những gì bạn đang thấy trên màn hình. Thật vậy, thời gian thử nghiệm nguyên mẫu này đến nguyên mẫu khác đã qua lâu và thời gian trong phòng thí nghiệm và bí quyết thử nghiệm sẽ càng trở nên quý giá hơn khi thế hệ tiếp theo xử lý bằng bản sao kỹ thuật số tiên tiến hơn và thậm chí bằng cả các ứng dụng do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển.

Nếu sắp nghỉ hưu, anh muốn chia sẻ bất kỳ lời khuyên nào không?

G.M: Với 35 năm kinh nghiệm trong ngành, những kỹ sư tài năng nhất mà tôi từng gặp hiểu rõ tầm quan trọng của thử nghiệm vật lý và kỹ thuật mô phỏng tiên tiến. Trên thực tế, họ hiểu cách hiệu quả để sử dụng các công cụ này cũng như những hạn chế chúng. Cần có sự cân bằng phù hợp của cả mô phỏng và thử nghiệm để giải quyết một sự cố. Tôi nghĩ rằng danh mục sản phẩm của Simcenter được cho là hoàn hảo để trở thành công cụ thực hiện điều này. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho một chuỗi kỹ thuật số từ đầu đến cuối và bao gồm nhiều lĩnh vực như thiết kế cơ khí, động lực học chất lưu và truyền nhiệt đều có thể được giải quyết bằng một bộ công cụ chung. Việc giảng dạy các giải pháp Simcenter tại trường đại học sẽ giúp lấp đầy khoảng cách giữa giáo dục và công nghiệp.

Nhưng tại sao chỉ dừng lại ở đó? Trước khi về hưu, tôi cũng muốn chỉ ra rằng chúng tôi cũng đang phân chia nhánh cho học sinh STEM tốt nghiệp trung học. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu khuyến khích ngành kỹ thuật trở thành một lựa chọn nghề nghiệp thú vị.

Để kết thúc, thay mặt cho đại gia đình Simcenter, chúng tôi xin cảm ơn Gil Morris vì hơn 20 năm phục vụ tận tụy của anh ấy và chúc anh ấy mọi điều tốt đẹp nhất cùng với những nỗ lực trong tương lai.

Nguồn: Siemens

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *