NHÀ QUẢN TRỊ TEAMCENTER CẦN NHỮNG KỸ NĂNG GÌ?

nha-quan-tri-teamcenter-can-nhung-ky-nang-gi

Đôi khi tôi được hỏi những câu hỏi kiểu làm thế nào và cần phải học gì để trở thành một Nhà quản trị Teamcenter. Một số câu hỏi cụ thể có thể kể đến như:

  • Liệu học về cơ sở dữ liệu SQL có thể giúp tôi có được công việc trở thành một Nhà quản trị Teamcenter không?
  • Tôi nên học gì để có cơ hội làm việc với BMIDE (Integrated Development Environment)- một công cụ giúp chỉnh sửa mô hình dữ liệu sử dụng trong Teamcenter?
  • Nếu tôi muốn thiếp lập máy chủ để sử dụng phần mềm Teamcenter, tôi có cần học SQL hay hệ điều hành Unix không?

Một câu trả lời ngắn gọn là “Còn tùy”.

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải cùng nhau thảo luận có những loại công việc ‘Teamcenter admin’ nào. Tùy thuộc vào nơi bạn làm việc, công việc quản trị này có thể được điều hành bởi chỉ một người, hoặc một nhóm người đảm trách từng việc cụ thể. Tôi sẽ chỉ ra những điểm khác biệt giữa những loại quản trị Teamcenter này.

Quản trị viên cơ sở dữ liệu – Database Administrator

Ở cấp độ cơ bản, quản trị viên cơ sở dữ liệu là người duy trì máy chủ cơ sở dữ liệu. Người này không cần có khái niệm gì về ‘Teamcenter’ và chỉ coi nó như là một thông tin nào đó cần được lưu trữ, điều chỉnh và sao lưu thường xuyên. Ở cấp độ này, chưa có gì đáng lưu ý về Teamcenter mà người quản trị cần biết. Nó chỉ là một trong số hàng tấn dữ liệu mà anh ta đảm nhận.

Để trở thành người quản trị cơ sở dữ liệu xuất sắc, bạn cần tập trung vào những phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu như Oracle, DB2, SQL Server… Bạn chưa cần thiết phải tìm hiểu về ‘Teamcenter’.

Quản trị viên máy chủ – Server Administrator

Cấp độ tiếp theo là một hay một nhóm người cài đặt Phần mềm Teamcenter lên máy chủ, thiết lập bộ nhớ đệm, cấu hình các web tier, … Họ là những người sử dụng TEM (phần mềm quản lý và bảo vệ các thiết bị đầu cuối) để cài đặt các mô hình dữ liệu mẫu. Những người quản trị máy chủ cần phải biết một chút về cấu trúc của Teamcenter, nhưng cũng chưa cần biết quá sâu rằng phần mềm này được thiết lập như nào và sử dụng ra sao.

Ở cấp độ này, bạn nên chú ý tới vị trí mà bạn cần phải cài đặt phầm mềm Teamcenter, và nên chọn cái nào giữa JBoss và Websphere. Những kỹ năng chủ yếu của một người quản trị viên máy chủ kiểu này cũng khá giống như những quản trị viên máy chủ Unix hay Windows thông thường khác.

Quản trị viên mô hình dữ liệu – Data Model Administrator

Đây là những người thiết kế những mô hình dữ liệu sử dụng BMIDE. Tôi không biết quan điểm của bạn như thế nào, nhưng với tôi ở cấp độ này, mọi chuyện bắt đầu trở nên thú vị hơn. Đây là lúc bạn sẽ bắt đầu thiết lập Phần mềm Teamcenter để đáp ứng nhu cầu và quy trình doanh nghiệp của bạn.

Hiển nhiên, bạn sẽ cần một chút kỹ năng sử dụng BMIDE. Bạn cũng phải biết một chút cơ bản về XML, nhưng cũng không cần phải là chuyên gia. Bạn phải có kiến thức rất tốt về mô hình hướng đối tượng. Bạn cần phải luyện tập thật nhiều cho việc thiết kế một hệ thống theo hướng đối tượng.

Nhưng thứ quan trọng nhất để dẫn đến thành công ở đây vẫn chính là BMIDE, cụ thể hơn là cách thiết lập các cấu hình với nó. Có hàng tỷ thứ bạn có thể thiết lập với BMIDE, mà mỗi một trong hàng đống thứ đó đều sẽ trở thành công cụ quý giá của bạn. Càng có nhiều công cụ, bạn càng có thể làm được nhiều thứ hơn. Vì vậy, bạn phải đọc càng nhiều tài liệu, và thực hành với BMIDE càng nhiều càng tốt.

Những kiến thức bạn trang bị ngày hôm nay, sẽ là chìa khóa để bạn giải quyết những vấn đề rắc rối trong tương lai. Càng hiểu sâu sắc về bộ công cụ này, bạn sẽ càng có thể thường xuyên đề xuất một giải pháp cho những vấn đề rắc rối sau này tốt hơn.

Tôi đùa đấy. Không có chuyện chỉ học một thứ mà thành công được đâu. Bạn cũng cần phải tìm hiểu thật nhiều, nhiều nhất có thể về cách vận hành kinh doanh của người dùng. Nghĩa là không chỉ về kỹ thuật, bạn phải tìm hiểu về quy trình thiết kế, sản xuất chung chung, và đặc biệt là về các hoạt động thực tiễn tại công ty của bạn (hoặc công ty khách hàng). Để làm được điều này, bạn có thể sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi, và nhớ tập trung ghi nhớ câu trả lời.

Nhà quản trị ứng dụng – Application Administrator

Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về những nhà quản trị ứng dụng. Đây là những người sử dụng Teamcenter thuộc nhóm có thể kiểm ra DBA (Quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu). Họ khá giống những người quản trị mô hình dữ liệu, về việc phải thiết lập phần mềm Teamcenter cho những người dùng thường xuyên.

Ngoài ra họ còn phải thiết kế dòng chảy công việc, thiết lập quy tắc truy cập, xây dựng nên cơ cấu tổ chức… Trong đó, thiết kế dòng chảy công việc có thể là khu vực bạn có nhiều cơ hội để tìm ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề, tôi nghĩ rằng đây là nhiệm vụ thú vị nhất của một nhà quản trị ứng dụng.

Cũng giống như việc bạn phải rành về các quy trình kinh doanh để trở thành một nhà quản trị mô hình dữ liệu, bạn cũng cần những kiến thức này để trở thành một nhà quản trị ứng dụng.

Lời khuyên cuối cùng

Theo ý kiến của tôi, nếu bạn muốn trở nên xuất sắc trong công việc liên quan đến ‘Quản trị Teamcenter’, bạn cần phải tránh việc trở thành một tay sai vặt luôn bị giao việc vặt và chỉ biết thi hành chúng. Bạn sẽ muốn trở thành một người hùng luôn biết vấn đề ở đâu và việc gì phải làm.

Không phải lúc nào cấp trên hoặc khách hàng nói nên thêm một số bước, hay thêm một số thuộc tính vào quy trình cũng là đúng. Bạn phải khác thế và phải trở thành người quyết định nên thêm mục nào và thuộc tính của chúng là gì. Bạn muốn có khả năng thấu hiểu vấn đề của khách hàng là gì và đâu là hướng giải quyết. Lúc này bạn hoàn toàn có thể tự hào với bản thân mình (điều này đúng với bất cứ ngành nghề gì).

Giờ bạn biết rồi chứ?

– Bạn là nhà quản trị nào trong quy trình?

– Bạn muốn trở thành quản trị viên loại nào?

– Kỹ năng nào mà bạn thấy là hữu ích với công việc của mình?

 

Nguồn: plmdojo.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *